Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thị trường bất động sản. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Thị trường bất động sản tự tin với kế hoạch 2014

Tại Tp.HCM, các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh BĐS đang tỏ ra khá tự tin với xu hướng thị trường năm 2014 qua những con số mục tiêu đặt ra trong kỳ ĐHCĐ đang diễn ra.

Những kế hoạch tham vọng
Tại ĐHCĐ của các doanh nghiệp bất động sản được tổ chức tuần qua, dù có chung nhận định, năm 2014 thị trường bất động sản vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, song các doanh nghiệp vẫn tự tin đặt ra mục tiêu kinh doanh khá lạc quan. Đơn cử, trong năm 2014 này, Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) đặt ra mục tiêu doanh thu 745,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 64,3 tỷ đồng, tăng gấp gần 3 lần so với năm 2013.

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT TDH cho biết, nếu như năm 2013, mục tiêu kinh doanh của TDH chủ yếu là duy trì hoạt động ổn định trong bối cảnh khó khăn, thì trong năm 2014, mục tiêu chính của TDH là sẽ đưa Công ty cất cánh trở lại.

Thị trường bất động sản ấm lên giúp nhiều doanh nghiệp tự tin với kế hoạch lợi nhuận


Tương tự, sau 2 năm liên tiếp bị lỗ khủng, năm nay CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) đã tự tin đặt ra kế hoạch kinh doanh với doanh thu 351 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 40 tỷ đồng. Tại ĐHCĐ của KDH, để giải tỏa sự hoài nghi của cổ đông về mục tiêu kinh doanh này, ông Lý Điền Sơn, Chủ tịch HĐQT KDH khẳng định, với thực tế thị trường bất động sản và thực tế kinh doanh của Công ty, mục tiêu này chắn chắn KDH sẽ thực hiện được trong năm nay.

Với Công ty Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR), một trong những doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho lớn nhất hiện nay và tình hình kinh doanh năm qua không mấy khả quan, năm nay cũng lên kế hoạch kinh doanh khá ấn tượng với mức doanh thu 356,9 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 50 tỷ đồng. Còn tại ĐHCĐ của CTCP Vạn Phát Hưng (VPH), lãnh đạo công ty này cũng tự tin đặt mục tiêu kinh doanh năm 2014 với doanh thu hơn 425 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 30,6 tỷ đồng.
Chuyển hướng để “cất cánh”
Để thực hiện được kế hoạch kinh doanh đề ra, hầu hết doanh nghiệp địa ốc đều đang có sự chuyển hướng trong hoạt động kinh doanh. Đơn cử như TDH, những năm trước đây, doanh nghiệp này chủ yếu tập trung đầu tư các dự án căn hộ trung và cao cấp, thì năm nay, TDH dự kiến đầu tư mạnh vào phân khúc căn hộ diện tích nhỏ. Cụ thể, Công ty đã xin điều chỉnh diện tích căn hộ các dự án trước đây thành căn hộ diện tích nhỏ theo dòng sản phẩm S-Home. Ngoài bất động sản, TDH cho biết, trong năm nay sẽ phát triển mạnh lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu nông lâm sản, sản phẩm phục vụ nông nghiệp sang Trung Quốc, Úc, xuất khẩu đá granite, cát biển sang Singapore. Ngoài những lĩnh vực trên, TDH cũng cho biết, sẽ mở rộng hoạt động nhận thầu xây lắp các công trình xây dựng giao thông (như các quốc lộ, tỉnh lộ...) theo phương thức BT, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.

Với KDH, cơ sở để doanh nghiệp này tự tin đặt ra cho kế hoạch kinh doanh năm nay là sự chuyển hướng từ dòng sản phẩm truyền thống là biệt thự, nhà phố diện tích lớn và căn hộ sang dòng sản phẩm nhà liên kế diện tích nhỏ có giá trung bình từ 2 tỷ đồng/căn.
“Đầu năm nay, KDH đưa sản phẩm Dự án nhà liên kế Mega Resiedences tại phường Phú Hữu, quận 9 ra bán, sau 1 tháng mở bán, 70 căn nhà của dự án đã được khách hàng đặt mua”, ông Lý Điền Sơn, Chủ tịch HĐQT KDH nói và cho biết thêm, Công ty đang tập trung phát triển các dự án theo dòng sản phẩm này và tự tin sẽ rất thành công.
Tương tự, nắm bắt được thực tế nhu cầu thị trường, thời gian qua, Công ty VPH đã có sự chuyển hướng bằng cách xin điều chỉnh quy hoạch gần 12.000 m2 từ một phần dự án cao tầng La Casa sang đất nền để bán ra thị trường. Theo ông Võ Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT VPH, sự chuyển hướng này đã mang lại kết quả rất tốt, hiện hơn 40% sản phẩm của dự án này đã được khách hàng mua.
“Việc hoàn tất tái cơ cấu và xin điều chỉnh quy hoạch đã giúp Công ty thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh toán, đồng thời đây là bước đệm quan trọng cho sự phát triển sắp tới”, ông Tuấn nói.
Còn với Công ty PDR, doanh nghiệp này cho biết, để tạo tính thanh khoản cho dự án, trong năm nay sẽ chẻ nhỏ căn hộ Dự án căn hộ cao cấp The EverRich 2, gia tăng dòng sản phẩm có diện tích 65 - 90 m2 và giảm số lượng nhà diện tích lớn (trên 100 m2). Mặt khác, Công ty cũng đang có kế hoạch triển khai xây dựng dự án nhà hàng tiệc cưới ở khu trung tâm TP. HCM, dự kiến đưa vào khai thác trong năm nay để gia tăng nguồn thu.

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Thông tư 03 hiệu lực có làm căn hộ tăng giá?

Sau 1 tuần Thông tư 03 quy định cách tính diện tích căn hộ theo phương pháp thông thủy có hiệu lực, nhiều dự án đã tăng giá bán nhưng thị trường bất động sản Hà Nội không có biến động nhiều.
Vừa làm vừa nghe ngóng
Trao đổi với ĐTCK, lãnh đạo nhiều sàn giao dịch bất động sản phản ánh, sau khi Thông tư 03 của Bộ Xây dựng hướng dẫn cách tính diện tích căn hộ theo phương pháp thông thủy được áp dụng tại các dự án nhà ở, chủ đầu tư một số dự án căn hộ chung cư tại Hà Nội đã tiến hành điều chỉnh giá bán căn hộ. Cụ thể, tại Dự án Hòa Bình Green City (quận Hai Bà Trưng), chủ đầu tư cho biết sẽ điều chỉnh tăng khoảng 10% giá bán căn hộ; Dự án Thăng Long Number One (Nam Từ Liêm) cũng dự kiến sẽ điều chỉnh giá bán theo tỷ lệ tương tự.
Đặc biệt, ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu, chủ đầu tư Dự án khu chung cư Nam Đô Complex (Hoàng Mai) cho biết, hiện Công ty đã tạm thời dừng bán hàng để xem xét liệu có điều chỉnh giá hay không. Theo ông Dũng, Dự án chỉ còn khoảng hơn 100 căn hộ để bán, số lượng không nhiều nên không cần bán vội.
“Tuy nhiên, Công ty cũng đang xây dựng phương án bán hàng theo Thông tư 03, dự kiến có thể sẽ tăng thêm khoảng 5 - 6% giá bán và diện tích căn hộ được tính theo cách đo thông thủy. Như vậy, tại dự án này sẽ có 2 loại hợp đồng ghi diện tích căn hộ khác nhau do áp dụng 2 cách tính diện tích khác nhau (thông thủy và tim tường)”, ông Dũng nói.
Trả lời câu hỏi sẽ áp dụng cách tính diện tích nào để tính phí dịch vụ, ông Dũng cho biết, lãnh đạo Công ty dự kiến dùng diện tích thông thủy theo Thông tư 03 để tính phí dịch vụ.
“Những khách hàng ký hợp đồng trước ngày Thông tư 03 có hiệu lực sẽ được tính mức phí theo thông thủy tương tự như khách hàng ký hợp đồng sau ngày Thông tư 03 có hiệu lực”, ông Dũng khẳng định.
Xác nhận những thông tin trên là đúng, ông Vũ Kim Giang, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thái Minh Quang cho biết thêm, kể từ khi Thông tư 03 có hiệu lực, các nhân viên bán hàng của Thái Minh Quang đã phải vất vả hơn rất nhiều để giải thích cho khách hàng hiểu về cách tính diện tích căn hộ theo phương pháp thông thủy. Tuy nhiên, thị trường không vì thế mà có biến động nhiều, do khách mua nhà hiện có nhu cầu ở thực và nguồn cung căn hộ hoàn thiện cũng không nhiều.
Đồng tình với nhận định trên, ông Nguyễn Quốc Khánh, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phân phối DTJ cho rằng, thời gian qua báo chí đã tích cực tuyên truyền nên khi Thông tư 03 có hiệu lực đã không gây ra xáo trộn nào lớn. Nhưng việc nhiều chủ đầu tư đã tạm dừng bán hàng để nghe ngóng, khiến thị trường đã thiếu nguồn cung, lại càng trở nên ít hàng.
Giải quyết triệt để tranh chấp
Theo nội dung sửa đổi của Thông tư 03, diện tích sử dụng căn hộ được tính theo kích thước thông thủy và được ghi vào Giấy chứng nhận cấp cho người mua, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó, không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
“Theo cách tính này, phần diện tích thực giao cho khách hàng sẽ giảm. Do vậy, đơn giá/m2 của mỗi căn hộ sẽ phải tăng, mặc dù tổng giá trị căn hộ sẽ không thay đổi”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng
Nguyễn Trần Nam cho hay.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, câu chuyện tính giá căn hộ theo cách nào cũng không quá quan trọng, song rắc rối có thể sẽ phát sinh đối với các dự án đang bán dở dang, bởi sẽ có hai loại hợp đồng, một loại ký trước ngày 8/4/2014 theo cách tính diện tích theo tim tường và một loại hợp đồng ký sau ngày 8/4 theo thông thủy, nên cách tính phí dịch vụ cho cư dân sẽ phức tạp hơn. Nếu tính theo một đơn giá sẽ thiệt thòi cho những căn hộ tính theo tim tường, tranh chấp rất có thể sẽ phát sinh từ đây.
Để giải quyết triệt để tranh chấp có thể phát sinh khi triển khai thực hiện Thông tư 03, ông Nam cho biết, trong tuần tới, Bộ Xây dựng sẽ ban hành thông tư hướng dẫn cách tính phí dịch vụ tại chung cư. “Bộ Xây dựng đã xây dựng dự thảo thông tư và đang gửi xin ý kiến một số cơ quan chức năng liên quan để hoàn thiện và sớm ban hành. Theo dự thảo này, diện tích căn hộ để làm căn cứ tính phí dịch vụ sẽ thống nhất theo Thông tư 03, như vậy, khách hàng sẽ là người được hưởng lợi”, ông Nam nhấn mạnh.
Nguồn: DTCK

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

Bất động sản được lợi ích gì từ tín dụng 50.000 tỷ

Bất động sản những ngày gần đây được " hâm nóng" bởi gói 50.000 tỷ,thu hút được sự quan tâm, chú ý của xã hội.



Đây là gói tín dụng được xây dựng thông qua "chuỗi liên kết 4 nhà" là ngân hàng - nhà sản xuất vật liệu xây dựng - nhà thầu thi công - chủ đầu tư, do Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh chủ trì tổ chức.

Theo chuỗi liên kết trên, nhà cung ứng vật liệu sẽ ký hợp đồng với nhà sản xuất, từ đó thông qua sàn giao dịch VLXD - TTG để nhà sản xuất ký hợp đồng với nhà thầu. Nhà thầu ký hợp đồng xây lắp với chủ đầu tư. Để chuỗi liên kết này hoạt động hiệu quả, gói tín dụng 50.000 tỷ đồng sẽ được bơm vào chuỗi liên kết này thông qua ngân hàng tổ chức VNCB.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Cao Sĩ Kiêm - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trước đây, mỗi ngân hàng cho vay một khúc (người cho vay đầu tư, người cho vay thi công, người cho vay mua vật liệu…), thiếu kết nối, dòng tiền dễ bị chiếm dụng.

Chương trình này nhằm tăng niềm tin cho thị trường, quản lý dòng tiền đi đúng nơi, đúng chỗ để không bị chiếm dụng, chứ như trước đây, Ngân hàng không tin chủ đầu tư, chủ đầu tư không tin nhà thầu...

Vậy, chỉ với niềm tin vào việc minh bạch dòng tiền ấy, liệu đã đủ sức mạnh để phá băng thị trường bất động sản chưa?

Thực tế, theo các chuyên gia nhận định, vấn đề lớn của thị trường bất động sản không phải làm sao tạo ra sản phẩm, mà là sản xuất ra phải có người mua để ở (không phải mua đầu tư).

Trong khi thị trường bất động sản của ta đang cần nhà thu nhập thấp, thừa thãi, tồn kho nhà ở tại các phân khúc nhà cao cấp, thứ cấp. Như vậy, thị trường chỉ có thể sôi động khi cung đáp ứng cầu, tức là khi giá bất động sản giảm thấp hơn nữa.

Như vậy, câu hỏi về việc phá băng thị trường bất động sản từ gói 50.000 tỉ đồng vẫn còn treo lơ lửng!

Vai trò của Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng?
Về điều kiện vay vốn của gói 50.000 tỷ đồng (nếu có), đại diện ngân hàng Nhà nước - ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Tín dụng cho biết, người dân và doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ theo điều kiện bình thường.

Cũng vì lí do đó, ông Nguyễn Viết Mạnh cho rằng, không nên gọi gói 50.000 tỷ đồng là gói tín dụng, chỉ là chương trình tín dụng thông thường của ngân hàng.

Theo đó, người mua khi vay tiền từ ngân hàng vẫn phải tuân thủ theo điều kiện vay vốn bình thường; còn doanh nghiệp được vay bao nhiêu, lãi suất thế nào, cũng hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận với ngân hàng.

Trong đó, VNCB với tư cách là ngân hàng tổ chức người bán, cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng - vật liệu xây dựng - đất động sản, dĩ nhiên, VNCB sẽ là cơ quan được hưởng lợi trong việc này.
Có lợi ích riêng trong gói 50.000 tỷ cho BĐS? - 2
Xuất hiện lợi ích riêng trong gói 50.000 tỷ cho BĐS?


Còn tập đoàn Thiên Thanh hướng tới là nhà tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng, chủ trì xây dựng sàn kinh doanh vật liệu xây dựng - trang thiết bị nội thất nhằm kết nối các đối tượng có nhu cầu vật liệu xây dựng là các chủ đầu tư, nhà thầu với nhà sản xuất trên cả nước.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Kiên Thành, khi công ty này khẳng định có nguồn vật liệu giá rẻ hơn các đơn vị khác, nên đứng ra làm cầu nối giữa ngân hàng và chủ đầu tư, đơn vị thi công. Còn những đơn vị cung ứng vật liệu khác sẽ ra sao? Mô hình này rất dễ tạo ra thế độc quyền cho nhà cung ứng vật liệu là Tập đoàn Thiên Thanh.

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

Bất động sản sắp tới sẽ dón nhận các gói tín dụng khủng..?

thị trường bất động sản đang dần khởi sắc với các gói tài trợ dự án bất động sản


Chiều 25/3/2014, tại trụ sở Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) diễn ra buổi họp báo về phát triển thị trường ngành xây dựng chuyên nghiệp do VNCB phối hợp với Tập đoàn Thiên Thanh tổ chức. Chủ đề được quan tâm đó là một gói sản phẩm tín dụng mà VNCB triển khai cùng với một số ngân hàng khác nhằm hỗ trợ cho thị trường Bất Động Sản và vật liệu xây dựng đang rất được dư luận, cộng đồng DN quan tâm,…
Tại Hội nghị, ông Lê Xuân Nghĩa cho rằng mục tiêu, chức năng, cách thức,…như thế nào thì các nhà thiết kế gói tín dụng này đã nói rõ, câu chuyện còn lại là thực thi thế nào. Ông lấy ví dụ cụ thể ở dự án Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 trước đây các nhà thầu rất e ngại lại giống như dự án đường HCM, nhà thầu nợ tiền ngân hàng,…sau đó, VNCB và BIDV đã liên kết với nhau để tạo thành tổ hợp cung ứng vốn và VLXD thì các nhà thầu hoàn toàn an tâm và tốc độ thi công của dự án được đẩy lên rất nhanh. Tới đây sẽ mở rộng mô hình này đến các công trình dân dụng, dự án đô thị, nhà ở,…để tháo gỡ những khó khăn đó.
Bên lề Hội nghị, trao đổi với báo chí T.S Lê Xuân Nghĩa cho rằng, đây là mô hình liên kết rất tốt, đã có những hiệu quả nhất định. Sắp tới đây còn có những chương trình còn lớn hơn chương trình này.
Ông có đánh giá gì về mô hình chuỗi liên kết với gói tín dụng 50.000 tỷ đồng mà VNCB cùng phối hợp với các đối tác đưa ra?
T.S Lê Xuân Nghĩa: Theo tôi với mô hình này, các ngân hàng thương mại sẽ kiểm soát được dòng vốn. Chủ đầu tư có tiền để trả cho Nhà thầu và Nhà thầu cũng có tiền để trả cho các nhà cung ứng vật liệu xây dựng. Các công trình sẽ triển khai tốt hơn.
Hiện nay các ngân hàng mới cam kết số tín dụng là 50.000 tỷ, liệu con số này có là ảo?
T.S Lê Xuân Nghĩa: Thực ra đây là con số tín dụng do các ngân hàng tính toán. Tổng tín dụng cho ngành xây dựng ở thời điểm hiện tại khoảng 700.000 -800.000 tỷ đồng gì đó, thì con số 50.000 tỷ, 100.000 tỷ, 120.000 tỷ hay 200.000 tỷ thì vẫn là con số quá nhỏ bé. Sắp tới đây còn có những chương trình còn lớn hơn chương trình này.
Các ngân hàng thương mại có phản ứng thế nào với chương trình này, thưa ông?
T.S Lê Xuân Nghĩa: Hiện nay cũng có một số ngân hàng chần chừ và có những ngân hàng phấn khởi. Nhưng tôi cho rằng những ngân hàng nào chần chừ là dại. Bởi muốn kiểm soát vốn thì phải liên minh với nhau thì mới kiểm soát nổi, vì ngân hàng cho vay không phải cho 1 dự án mà nhiều dự án, các ngân hàng không liên kết lại với nhau kiểm soát vốn như gói sản phẩm này thì sẽ có chuyện kiểu như vay tiền để đầu tư nhà máy nhưng lại mua ô tô
DN có nợ xấu thì có ảnh hưởng gì đến việc vay vốn?
T.S Lê Xuân Nghĩa: Nếu có nợ xấu mà DN có dự án tốt thì ngân hàng sẽ khoanh nợ xấu lại để cho vay. Nếu không liên minh với nhau thì nợ xấu của ngân hàng A vẫn còn đấy, ngân hàng B rót vốn cho dự án tốt thì ngân hàng A siết nợ ngay. Điều này xảy ra tình huống là nợ xấu vẫn cứ xấu, dự án tốt thì vẫn để đấy. Như vậy tiền của ngân hàng A rót vào cho DN thì ngân hàng B lại siết.
Vậy theo ông lãi suất vay của chương trình này ra sao?
T.S Lê Xuân Nghĩa: Chắc chắn các ngân hàng sẽ tuân thủ nguyên tắc thị trường, nếu vay trung, dài hạn thì có lãi suất khác và vay ngắn hạn thì có lãi suất khác. Tuy nhiên, nếu tham gia vào gói sản phẩm này thì lãi suất sẽ mềm hơn, vòng quay vốn sẽ hiệu quả hơn, giá vật liệu xây dựng cũng mềm hơn, công trình xây dựng cũng sẽ được triển khai nhanh hơn. Như vậy, luân chuyển dòng vốn trên thị trường BĐS sẽ nhanh hơn.
Theo ông đây là một chương trình tốt, vậy ông có đánh giá gì về gói tín dụng này tác động đến thị trường BĐS như thế nào?
T.S Lê Xuân Nghĩa: Điều này sẽ là có tác động tốt đến thị trường BĐS và vật liệu xây dựng. Lâu nay vật liệu xây dựng đang bị ách tắc bởi nguồn cung quá lớn, trong khi đó cầu còn yếu. Bên cạnh đó còn  bị ách tắc bởi dòng tài chính làm cho các dự án bị ách tắc.
Thị trường BĐS vẫn còn khó khăn về đầu ra, liệu có e ngại vấn đề triển khai, giải ngân gói tín dụng này?
T. S Lê Xuân Nghĩa: Tôi cho rằng, thời gian đầu có thể không được rộng lớn như mong muốn nhưng chí ít sẽ thấy tất cả các dự án đang dở dang sẽ đi rất nhanh. Có những dự án hiện nay có đầu ra ngay nhưng cũng có dự án thì không có đầu ra thật.
Chẳng hạn như đầu tư vào những chỗ xa thành phố, hạ tầng không có thì kể cả gặp thời thị trường không khó khăn thì cũng “chết”, đầu tư sai là chết nhưng có những dự án trong đô thị, nếu hoàn thành thì có thể bán được. Tồn kho BĐS tăng không phải là ở trong đô thị mà ở những chỗ “tít xa mù khơi”.
Xin cám ơn ông!

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Dấu hiệu tốt từ thị trường bất động sản trong quý II/2014

"Tôi khá lạc quan về thị trường bất động sản trong Quý II tới...Cung vẫn vượt cầu trong phần lớn các phân khúc, ngoài ra giá trần của nhiều dự án đang và sẽ tăng nhẹ", Giám đốc Savills Hanoi cho biết.

BĐS quý I-2014 đã ghi nhận hàng loạt dấu hiệu khởi sắc khi các chủ đầu tư ồ ạt mở bán dự án, lượng giao dịch tăng mạnh, hàng loạt dự án trở thành điểm nóng của thị trường....Để có cái nhìn sâu hơn về diễn biến trên thị trường BĐS chúng tôi đã có cuộc trao đổi riêng với ông Matthew Powell – Giám đốc Savills Hanoi.
Nhiều người cho rằng hiện tại đang là thời điểm "vàng" để đầu tư vào thị trường bất động sản, quan điểm của ông về nhận định trên?
Ông Matthew Powell: Thật ra, việc xác định đâu là thời điểm vàng để đầu tư vào bất động sản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm về chiến lược đầu tư của chủ đầu tư cũng như các nhu cầu tại từng thời điểm. Để nói hiện nay đang là thời điểm vàng cho tất cả các nhà đầu tư vào thị trường bất động sản thì chưa hoàn toàn đúng, tuy nhiên đây có thể là cơ hội tốt để đầu tư vào một số phân khúc đặc biệt như phân khúc các dự án căn hộ giá rẻ.
Bên cạnh đó, dựa trên báo cáo mới nhất của phòng nghiên cứu của Savills Vietnam cho thấy, đang có một bộ phận không nhỏ người nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển ngoại quốc hiện có nhu cầu lớn trong việc mua nhà, đầu tư bất động sản hay tìm trụ sở tại Hà Nội trong phân khúc trung cấp và cao cấp.
Theo ông, phân khúc nào sẽ được các nhà đầu tư quan tâm nhất khi họ muốn tái đầu tư vào thị trường bất động sản trong năm nay?
Ông Matthew Powell: Như đã đề cập, mặt bằng giá cho mọi loại hình bất động sản đang ở mức chấp nhận được và bề ngoài mang một tín hiệu khá tích cực. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nguồn cung, nhu cầu hay lợi nhuận của mỗi phân khúc cũng như sự kì vọng của mỗi nhà đầu tư khi họ lựa chọn loại hình đầu tư sẽ khác nhau. Nhìn chung, có thể nhận thấy rõ rằng tại Việt Nam, các nhà đầu tư có xu hướng ưu tiên chọn lựa phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, khu thương mại hay bán lẻ.
Mới đây, NHNN đã quyết định hạ trần lãi suất, theo ông quyết định này sẽ tác động ra sao với thị trường bất động sản?
Ông Matthew Powell: Việc hạ trần lãi suất là một điều kiện để góp phần tiếp tục giảm lãi suất cho vay trong lĩnh vực bất động sản. Quyết định trên có thể tác động tích cực tới các nhà đầu tư, phát triển uy tín đang đầu tư những dự án mang lại hiệu quả cao, đang trong giai đoạn hoàn thiện và cần vốn vay với lãi suất thấp. Ngược lại, việc hạ lãi suất lần này vẫn chưa thực sự hấp dẫn đối với đối tượng là người mua nhà vì lo ngại về giá vẫn ở mức cao hay tâm lý đợi tới hết kỳ hạn tiết kiệm mới rút tiền.
Dự đoán của ông về toàn cảnh thị trường trong Quý II?
Ông Matthew Powell: Tôi khá lạc quan về thị trường bất động sản trong Quý II tới. Dựa trên Báo cáo về thị trường bất động sản Quý I của Savills Vietnam, cung vẫn vượt cầu trong phần lớn các phân khúc, ngoài ra giá trần của nhiều dự án đang và sẽ tăng nhẹ.
Nhưng, không chịu những tác động trên, phân khúc dự án nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội hội tụ những yếu tố như vị trí thuận lợi, tiện ích mang lại lớn, đã bàn giao hoặc đang trong quá trình hoàn thiện sẽ vẫn là đòn bẩy nhằm thu hút và tạo cơ hội tốt cho các nhà đầu tư cũng như người mua nhà muốn sở hữu hoặc đầu tư bất động sản.
Xin cảm ơn ông!