Hiển thị các bài đăng có nhãn Giỗ tổ hùng vương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giỗ tổ hùng vương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

Lịch sử ngày giỗ tổ Hùng Vương có từ bao giờ

Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là "Lễ hội Đền Hùng" là một ngày lễ của Việt Nam, là ngày để tất cả mọi người cùng về đất nước Việt Nam này để tận hưởng được giá trị của sự bình yên và sự hi sinh của những đồng bào có công cùng các Vua Hùng dựng nước. Lễ được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước. Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là thủy tổ người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng.

Hình vẽ vua Hùng
Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày nay nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ và cùng nhau về thăm đền Hùng để tửơng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày quốc lễ của Việt Nam thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn" hay "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" như một tinh thần văn hóa Việt Nam. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam cho phép những người lao động được nghỉ lễ kể từ năm 2007. Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:


'''Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.'''

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, để hòa cùng lòng tưởng nhớ của triệu triệu con đất Việt hướng về tổ tiên dựng nước, kỳ sĩ Phong Thần khắp nơi trong Tam Giới cũng chuẩn bị những chiếc bánh chưng, bánh tét để tỏ lòng thành kính hướng về các bậc tổ tiên.

------------------

Tục truyền thì vua Đế Minh là cháu ba đời của vua Thần Nông, đi tuần thú phương nam đến núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam bây giờ) gặp một nàng tiên, lấy nhau, đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi là vua phương bắc, và phong cho Lộc Tục làm vua phương nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỉ.

Bờ cõi nước Xích Quỉ bấy giờ phía bắc giáp Động Đình hồ (Hồ Nam), phía nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía đông giáp bể Nam Hải. Mộ phần Kinh Dương Vương, hiện còn tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh. 

Kinh Dương Vương làm Vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công Nguyên). Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là Vua Hồ Ðộng Ðình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi Vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân, lấy con gái Ðế Lai là bà Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng, một trăm trứng nở ra một trăm người con là tổ tiên của người Bách Việt.

Một hôm nhà Vua bảo bà Âu Cơ: "Ta là giống Rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó"  Bèn từ biệt , chia năm chục người con theo mẹ lên núi, năm chục người con theo cha về phía nam miền biển. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi Hùng Vương lên ngôi Vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Vĩnh Phú ), chia nước ra làm 15 bộ:
1.     Văn Lang (Bạch Hạc, Vĩnh Phú )
2.     Châu Diên (Sơn Tây).
3.     Phúc Lộc (Sơn Tây ) .
4.     Tân Hưng (Hưng Hoá-Tuyên Quang).
5.     Vũ Ðịnh (Thái Nguyên-Cao Bằng) .
6.     Vũ Ninh (Bắc Ninh).
7.     Lục Hải (Lạng Sơn).
8.     Ninh Hải (Quảng Yên).
9.     Dương Tuyền (Hải Dương).
10. Giao chỉ (Hà Nội, Hưng Yên, Nam Ðịnh, Ninh Bình).
11. Cửu Chân (Thanh Hoá).
12. Hoài Hoan (Nghệ An).
13. Cửu Ðức (Hà Tĩnh).
14. Việt Thường (Quảng Bình-Quảng Trị).
15.  Bình Văn ( ? )

 
Theo sử cũ thì nước Văn Lang chia ra làm 15 bộ: Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu (bây giờ ở vào địa hạt huyện Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên), đặt tướng văn gọi là Lạc hầu, tướng võ gọi là Lạc tướng, con trai vua gọi là Quan lang, con gái vua gọi là Mị nương, các quan nhỏ gọi là Bồ chính Họ Hồng Bàng làm vua được 18 đời, đến năm quí mão (285 trước CN) thì bị nhà Thục lấy mất nước.

Từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua, tài liệu bị thất lạc qua chiến tranh ? "thương hải biến vi tang điền".Từ ngày lập quốc bị nhiều phen ngoại bang đô hộ, sử sách bị đốt, thất lạc muốn tra cứu rất khó.

Nhưng không thể nghi ngờ được nguồn gốc văn minh Việt tộc.Truyền thuyết Hùng Vương đã ghi lại từ cuối thế kỷ thứ 14. Sử quan Ngô Sĩ Liên ( ?- 1442) biên soạn Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư hoàn thành năm 1479 chính thức vinh danh các đời vua Hùng Vương trong Quốc sử, ghi nhận các đời vua Hùng Vương có công dựng nước .

Cũng từ đời Lê đã soạn thảo luật Hồng Ðức (1470-1497) bộ luật nầy là sự hoàn chỉnh các luật căn bản từ thời dựng nước qua các căn bản chính như : Ðức trị, Nhân trị và Pháp trị mãi cho đến chương trình Luật trước năm 1975 còn dùng luật nầy để đối chiếu. Ðó là bộ Quốc Triều Hình Luật nhả Hậu Lê. Ðược soạn thảo từ đời Lê Lợi (1428) mãi đến đời Lê Thánh Tôn (1460-1468) sau đó là Hồng Ðức (1470-1497)

Như vậy về luật pháp nước ta đã có những văn bản trên bình diện quốc gia, có căn bản về Nhân bản và Nhân đạo trước đó hơn 300 năm?. Thế giới Tây phương văn minh tiến bộ nhưng luật Dân quyền Anh Quốc 1689, Tuyên ngôn nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789 và luật Dân Quyền Hoa Kỳ 1791...

Nhiều Sử Gia đã nghi ngờ về Họ Hồng Bàng không có thật? Sử quan Ngô sĩ Liên đã đưa chuyện thần thoại hoang đường vào chính sử. (như chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, Sơn Tinh Thuỷ Tinh..v. v.).

Nếu chúng ta xét theo sự phát triển của khoa học để soi lại dấu chân lịch sử lắm nhiều hoài nghi về nguồn gốc văn minh của thời đồ đá. Con người vốn do Thượng Ðế tạo dựng không thể sinh ra từ trứng? Nếu lấy khoa học để xét lại những truyền thuyết những chuyện hoang đường.. thì lợi bất cập hại, làm mất cái hay cái đẹp của huyền sử mang nhiều ý nghiã đẹp một niềm tự hào cuả tổ tiên .

Dù là huyền thọai nhưng bao gồm triết lý sống làm nền tảng từ thời sơ khai trong tinh thần và tâm linh, luôn là căn bản trong tình đoàn kết và tự hào dân tộc qua nhiều thế hệ.. Tổ tiên ta đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất nước tồn tại đến ngày nay Ðiạ lý nước Việt nam "biên giới từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau ". Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam làm mất ải Nam quan một phần lãnh hải, lãnh thổ biên giới là phản bội Dân tộc và Tổ tiên Cái truyền thuyết dẫn chứng nguồn gốc chúng ta là Con Rồng Cháu Tiên tuy không đúng với khoa học. Nhưng mỗi dân tộc đều có quyền ca tụng tổ tìên của mình "trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ".

Người Nhật họ từ hào nguồn gốc dân tộc họ là Thái Dương Thần Nữ? Ngày nay Nhật Bản tiến bộ về khoa học nhất tại Á Châu, nhưng họ có đặt vấn đề tìm hiểu lại nguồn gốc văn minh cho đúng với tinh thần khoa học ngày nay?

Thành lập nước Văn Lang của các Vua Hùng giai đoạn còn phôi thai đầu tiên của Việt Nam. Dù mới hình thành nhưng đã cố kết được lòng người, từ tình cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt, bước đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người thấy được sức mạnh của cộng đồng trong việc làm thuỷ lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn bản làng, đất nước. Xã hội Việt tộc nguyên thủy đã kết hợp với nhau bằng Tâm cư xử với nhau bằng Ðức.

Ðền Hùng Vương ở Lâm Thao tỉnh Phú Thọ xây từ 250 năm trước tây lịch. Thuộc thời Thục An Dương Vương xây để tưởng nhớ công đức của các thế hệ dựng đất nước Văn Lang. Từ đó đến nay hơn 2251 năm, lịch sử đất nước ta trải qua 3 lần Bắc thuộc

Bắc thuộc lần thứ nhất (111 trước công nguyên – 39 sau công nguyên
Bắc thuộc lần thứ hai (40-43)
Bắc thuộc lần thứ Ba (603-939)

Quốc Hiệu
·        Ðại Cồ Việt 968 (mậu tìn) Ðinh Tiên Hoàng
·        Ðại Việt 1054(giáp ngọ) Lý Thánh Tông
·        Ðại Ngu 1400(canh thìn) Hồ Quý Ly
·        Ðại Việt 1428(mậu thân) Lê Thái Tổ
·        Việt Nam 1804 (giáp tý) Gia Long
·        Ðại Nam 1838 (mậu tuất) Minh mạng
· Việt Nam 1945(ất dậu) Bảo Ðại (1)
 
Các giai đoạn kháng chiến của tổ tiên 
Lần thứ nhất, kháng Tống năm 981 của vua Lê Ðại Hành (980-1005)

Lần thứ nhì, kháng Tống năm 1076 nhà Tống xâm lăng bị Lý Thường Kiệt(1019-1059 đánh bại ở sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Lần thứ ba, tư và năm, kháng Nguyên các năm 1257, 1284 và 1287 nhờ lòng quyết chiến của Hội Nghị Diên Hồng năm 1284 do Thượng hoàng Trần Thánh Tông(1240-1290) triệu họp các bao lão trong cả nước để trưng cầu dân ý hỏi chủ trương nên hoà hay chiến chống lại quân Nguyên Mông sang xâm lược lần thứ II. Được toàn dân ủng hộ các dũng tướng Trần Thủ Ðộ, (1194-1264), Trần Bình Trọng (1259-1295) cùng quân dân đã hy sinh xương máu bảo vệ độc lập đẩy lui đoàn quân bách chiến bách thắng của Thành Cát Tư Hãn

Lần thứ sáu, kháng Minh vì có sự thay đổi Hồ quý Ly (1336-1407) lật đổ nhà Trần. 
Quân nhà Minh lợi dụng cơ hội đem quân sang đánh chiếm. Phải mất 10 năm Lê Lợi (1385-1433) kháng chiến chống lại quân Minh dành lại Ðộc lập.

Lần thứ bảy, kháng Thanh năm 1789 Quang Trung (1753-1792) đánh bại vua Lê Chiêu Thống (1786-1788) chạy sang Tàu cầu cứu. Nhà Thanh đưa quân sang chiến nước ta, nhưng đã bị vua Quang Trung đánh bại vào ngày mùng 5 tháng giêng năm Kỷ dậu 1789 giải phóng Thăng Long và giữa vững bờ cõi Việt Nam....

Lần thứ tám, chống thực dân Pháp từ năm 1884 cho đến ngày dành lại độc lập năm 1945.
 Sau hiệp định Genève (20.7.1954) Hoa Kỳ quyết định ủng hộ VNCH để chận đứng làn sóng cộng sản quốc tế Nga-Hoa. Ngày 08.03.1965, tiểu đòan 3 thuỷ quân lục chiến thuộc lữ đoàn 9 Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều (Nam Ô) thuộc xã Hoà Hiệp, huyện Hoà Vang nay thuộc quận Liên Chiểu Đà Nẵng, cùng ngày tiểu đoàn thứ 2 được không vận từ Nhật đến sân bay Đà Nẵng. Sau đó hơn nửa triệu quân Đồng Minh vào Việt Nam giúp VNCH chống cộng sản. Cuộc chiến kéo dài hơn 20  năm khoái lửa, bom đạn tàn phá quê hương, Người Mỹ vì quyền lợi của nước Mỹ nên ký Hiệp định Paris ngày 07.01.1973 Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, những đơn vị cuối cùng của quân đội Hoa Kỳ rời Nam Việt Nam vào ngày 29.3.1973 bỏ mặc người bạn đồng minh VNCH cho đến ngày bức tử 30.4.1975. Theo triết gia Kim Định “ngày 30/4/1975 không chỉ là cái tang của người Việt Nam, mà còn có thể nói là cái tang chung của nhân loại để tiếc thương cái chết của mẫu người cần thiết cho bất cứ nước nào dân nào không muốn mang vào đầu cổ cái tròng làm trâu, làm ngựa. “
Hàng năm tưởng nhớ Tổ Tiên người đựng nước, toàn dân Việt Nam làm Giỗ tổ, nhằm mùng 10 tháng 3 Âm Lịch, thường gọi là Hội Ðền Hùng hay ngày Giỗ tổ Hùng Vương, một lễ trọng đại  Việt Nam vì bao hàm Tổ Quốc mà luôn cả Tổ Tiên, ca dao truyền tụng trong Dân gian.
Tháng Giêng ăn tết ở nhà
Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba hội hè
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
 
 Giổ Tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc, còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, và chúng ta phải làm gì và có thể làm được những gì ích lợi cho cộng đồng cho dân tộc, tổ tiên có nếp sống cho gia đình và dòng tộc, quây quần bên nhau, thương yêu dùm bọc lẫn nhau. Gia đình là môi trường trưởng dưỡng thích hợp để tình thương luôn khởi sắc, và phát triển hồn nhiên trong sáng nếp sống bắt nguồn trong tình yêu gia đình, để biết ơn thành kính đối với ông bà, cha mẹ, Phong tục thờ cúng ông bà khởi đầu không phải do ý thức tín ngưỡng như các tôn giáo khác đã du nhập vào Việt Nam.
Công cha như núií Thái Sơn
Nghiã mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Tu đâu không bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ, mới là đi tu..

 Nhờ truyền thống nền tảng tâm linh thờ cúng tổ tiên, từ đời nầy sang đời khác. Các tôn giáo du nhập vào Việt Nam, không bị kỳ thị phân biệt mọi người đều có tự do chọn lựa đức tin, Bởi thế suốt trong lịch sử Việt Nam không có chiến tranh về tôn giáo. Tiền nhân đã ý thức vai trò của con người trong xã hội và sự liên hệ giữa người với người và với thiên nhiên hài hòa đời sống, là bước khởi đầu trong tiến tình chuyển hóa tâm thức để giúp con người bước vào tiến trình thăng hoa với định hướng con người, tương thông với vũ trụ mà khởi điểm là tương thông với ông bà tổ tiên .

Thế kỷ thứ 16 Thiên Chuá Giáo được các Thừa Sai người Tây Phương truyền bá vào Việt Nam. Ðể rao giảng tin mừng và lòng bác ái ... Nhưng các Thừa sai chưa am hiểu được phong tục Việt Nam, áp dụng theo các Giáo luật La Mã khắc khe giáo điều, đụng chạm đến phong tục lâu đời cuả dân Việt trong việc thờ cúng tổ tiên. Theo sau là sự bành trướng chủ nghiã đế quốc, thuộc điạ các các nước Âu Châu. Thực dân Pháp lợi dụng cơ hội truyền đạo để xâm lăng nước ta đã gây nên làng sóng chống đối mạnh, máu xương của Tiền nhân đổ ra để dành lại độc lập

Giáo luật của Tòa thánh La Mã. lúc bấy giờ còn qúa cứng trong khuôn khổ khó phù hợp với xã hội Việt Nam?. Nguồn gốc người Việt lâu đời trong Ðạo Thờ cúng ông bà Tổ Tiên, mỗi nhà có bàn thờ tượng trưng như một truyền thống văn hóa của Dân tộc Việt Nam, không ai có quyền cấm đoán, Phật giáo, Nho giáo cũng du nhập từ Trung Hoa, Ấn độ hay Nhật bản nhưng luôn tôn trọng tập tục của người Việt.
" Giáo luật Thiên chúa thời đó ngăn cấm tín đồ thờ cúng tổ tiên. ngày kỵ giổ tưởng nhớ ông bà, hay làm tang lễ cho thân nhân Giáo dân chỉ xin lễ tại nhà thờ, không được làm lễ tại nhà? Việc thờ cúng tổ tiên là nền tảng truyền thống tình thần xã hội và triều đình Việt nam. Nên không thể tránh được những mâu thuẩn."
" Kể từ đầu thập niên 60 Công đồng Vaticanô II Giáo hội Thiên chúa giáo La mã (Roma)  có những thay đổi để phù hợp với văn hoá các nưóc trên thế giới. Riêng tại Việt nam giáo dân có thể thiết lập bàn thờ và tổ chức cúng kỵ ông bà cha mẹ tại nhà."
 
Giáo Hội Thiên chuá Giáo La Mã (Roma) sửa lại các giáo luật để phù hợp với mọi quốc gia trên thế giới. Vấn đề thờ kính Thiên Chuá và lòng bác ái phải thích hợp với đời sống tâm linh và phong tục. Sau 30.4.1975 người Việt Nam chúng ta ra đi không chỉ mang theo quê hương mà chúng ta còn mang theo cả truyền thống sinh tồn của dân tộc.  Cộng đồng người Việt ở rải rác khắp năm Châu ảnh hưởng văn hóa đa dạng, nhưng sinh hoạt của người Việt vẫn giữ lại những nét đặc thù văn hóa Việt Nam

Tổ tiên những người có công dựng nước thì gọi là Quốc Tổ Hùng Vương, không phải niên hiệu của một triều đại. Vì thế giổ Tổ là một truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam, không phải là cuộc trình diễn, không mang tính chất tôn giáo, mê tín dị đoan. Nhưng nó phát xuất từ tận đáy lòng sự thành kính đối với Quốc Tổ Việt Nam, với hồn thiên sông núi...

Cuộc đời viễn xứ 35 năm của chúng ta phải làm và có thể làm được những gì? ích lợi cụ thể giúp cho cộng đồng, cho dân tộc của mình để không phụ ơn vong linh người xưa. Luôn nêu cao tình thần đoàn kết của người Việt trong cộng đồng thế giới. Tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, giữ truyền thống dân tộc để ngày về nguồn không còn xa nữa! đừng quên kẻ thù phương Bắc không bao giờ bỏ mộng bá quyền. Thế kỷ 21 Việt Nam không thể nào tái di
ễn là nạn „bắc thuộc“ đó là bổn phận của toàn dân.